Trong bối cảnh khó khăn và thị trường dư nguồn cung, nhiều doanh nghiệp xi măng đang đứng trước nguy cơ phá sản, do vốn vay đầu tư quá lớn.
Để thoát khỏi tình cảnh khó khăn, nhiều doanh nghiệp đã nghiên cứu, tung ra thị trường sản phẩm mới với 4 tiêu chí là tiết kiệm tài nguyên, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, chất lượng phù hợp và giá thấp.
Nhóm nghiên cứu của Hội VLXD Nghệ An đã tiến hành một nghiên cứu nhằm sản xuất xi măng silicat hỗn hợp - polime vô cơ và các sản phẩm chế tạo từ nó bằng nguyên liệu đất đá bazan làm chủ đạo, cùng các phụ gia khác từ đất đá và phế thải nông nghiệp cơ bản ở Nghệ An.
Nghiên cứu này được thực hiện dựa trên lý luận cơ bản là ứng dụng vật liệu silicat gắn bó và an toàn với con người, kết hợp với thành tựu mới của công nghệ polime vô cơ và công nghệ nano để tạo thành một sản phẩm hỗn hợp từ công nghệ silicat - polime vô cơ - công nghệ nano và đặc biệt khai thác triệt để các sản phẩm silicat "trời cho" từ tro xỉ núi lửa và phế thải nông nghiệp.
Dựa theo các nguyên lý cơ bản của hóa lý và hóa silicat để xây dựng nên tác động phản ứng silicat và điện hóa tự nhiên từ thiên nhiên (phun trào núi lửa và quá trình phong hóa hóa học của tự nhiên), kết quả là với các nguyên liệu cơ bản: Đất đá bazan, laterit, cao silic, phế thải nông nghiệp, công nghiệp muối... và phụ gia cũng từ các sản vật silicat, nhóm nghiên cứu đã sản xuất được xi măng hỗn hợp silicat - polime có "mác" có thể đạt PCB 20, PCB 25 và PCB 30.
Bên cạnh đó, ưu điểm nổi trội của loại xi măng này là sử dụng được cát nhiễm mặn để xây dựng, điều mà xi măng thông thường không làm được. Ngoài ra còn thích hợp cho xây, trát, đổ bê tông, sản xuất vật liệu xây dựng không nung và làm đường, đặc biệt là đường giao thông nông thôn, xây dựng các khu vực ven biển.
Ngoài ra, từ loại xi măng này, nhóm nghiên cứu cũng đã sản xuất ra các loại sản phẩm ngói không nung, gạch không nung và vữa, bê tông cùng các sản phẩm gạch terrazo, gạch bê tông màu...
Kết quả, 100 tấn xi măng các loại; 3.000 viên ngói loại 9v/m2; 2.000 viên gạch lát các loại; 10.000 viên gạch không nung (tương đương 30.000 viên gạch thông thường) đã được sản xuất thử và đưa vào sử dụng trong một số công trình xây dựng ở Nghệ An.
Kết quả bước đầu của nghiên cứu này tạo ra những tiền đề tích cực nhằm hướng tới ngành sản xuất VLXD xanh, góp phần hạn chế thấp nhất sự tàn phá thiên nhiên, tiết kiệm tài nguyên và đặc biệt là hạn chế tiêu tốn năng lượng và giảm thiểu khí thải ra môi trường. Sản phẩm sẽ sớm có mặt trên thị trường trong thời gian tới.
Để thoát khỏi tình cảnh khó khăn, nhiều doanh nghiệp đã nghiên cứu, tung ra thị trường sản phẩm mới với 4 tiêu chí là tiết kiệm tài nguyên, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, chất lượng phù hợp và giá thấp.
Nhóm nghiên cứu của Hội VLXD Nghệ An đã tiến hành một nghiên cứu nhằm sản xuất xi măng silicat hỗn hợp - polime vô cơ và các sản phẩm chế tạo từ nó bằng nguyên liệu đất đá bazan làm chủ đạo, cùng các phụ gia khác từ đất đá và phế thải nông nghiệp cơ bản ở Nghệ An.
Tiềm năng vô tận về đất đá bazan của miền Tây xứ Nghệ và dải Trường Sơn.
Nghiên cứu này được thực hiện dựa trên lý luận cơ bản là ứng dụng vật liệu silicat gắn bó và an toàn với con người, kết hợp với thành tựu mới của công nghệ polime vô cơ và công nghệ nano để tạo thành một sản phẩm hỗn hợp từ công nghệ silicat - polime vô cơ - công nghệ nano và đặc biệt khai thác triệt để các sản phẩm silicat "trời cho" từ tro xỉ núi lửa và phế thải nông nghiệp.
Dựa theo các nguyên lý cơ bản của hóa lý và hóa silicat để xây dựng nên tác động phản ứng silicat và điện hóa tự nhiên từ thiên nhiên (phun trào núi lửa và quá trình phong hóa hóa học của tự nhiên), kết quả là với các nguyên liệu cơ bản: Đất đá bazan, laterit, cao silic, phế thải nông nghiệp, công nghiệp muối... và phụ gia cũng từ các sản vật silicat, nhóm nghiên cứu đã sản xuất được xi măng hỗn hợp silicat - polime có "mác" có thể đạt PCB 20, PCB 25 và PCB 30.
Bên cạnh đó, ưu điểm nổi trội của loại xi măng này là sử dụng được cát nhiễm mặn để xây dựng, điều mà xi măng thông thường không làm được. Ngoài ra còn thích hợp cho xây, trát, đổ bê tông, sản xuất vật liệu xây dựng không nung và làm đường, đặc biệt là đường giao thông nông thôn, xây dựng các khu vực ven biển.
Ngoài ra, từ loại xi măng này, nhóm nghiên cứu cũng đã sản xuất ra các loại sản phẩm ngói không nung, gạch không nung và vữa, bê tông cùng các sản phẩm gạch terrazo, gạch bê tông màu...
Kết quả, 100 tấn xi măng các loại; 3.000 viên ngói loại 9v/m2; 2.000 viên gạch lát các loại; 10.000 viên gạch không nung (tương đương 30.000 viên gạch thông thường) đã được sản xuất thử và đưa vào sử dụng trong một số công trình xây dựng ở Nghệ An.
Kết quả bước đầu của nghiên cứu này tạo ra những tiền đề tích cực nhằm hướng tới ngành sản xuất VLXD xanh, góp phần hạn chế thấp nhất sự tàn phá thiên nhiên, tiết kiệm tài nguyên và đặc biệt là hạn chế tiêu tốn năng lượng và giảm thiểu khí thải ra môi trường. Sản phẩm sẽ sớm có mặt trên thị trường trong thời gian tới.
Tổng hợp theo Báo Xây Dựng