Nhà máy pin năng lượng mặt trời lớn nhất Việt Nam

 Nhà máy sản xuất pin năng lượng mặt trời có vốn đầu tư 1 tỷ USD chính thức khởi công ngày 22/03 tại Khu công nghiệp Đông Nam, huyện Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh.
Giai đoạn 1 của dự án với vốn đầu tư 300 triệu USD sẽ khánh thành vào năm 2012, thu hút 600 lao động. Đến năm 2015, nhà máy sẽ hoàn thành và tạo việc làm cho 2.000 người. Đây là nhà máy sản xuất pin năng lượng mặt trời lớn nhất Việt Nam.
Hàng năm, dựa trên hệ thống gồm 4 dây chuyền sản xuất, nhà máy thuộc Tập đoàn First Solar (hoạt động về lĩnh vực năng lượng của Hoa Kỳ), sẽ sản xuất các mô-đun năng lượng mặt trời phim màng mỏng với tổng công suất trên 250MW. Quy mô sản xuất của nhà máy còn có thể được mở rộng hơn trong tương lai.
Nhà máy sẽ tận dụng quy trình sản xuất liên tục của First Solar, biến đổi tấm kính thành một mô-đun năng lượng mặt trời hoàn chỉnh trong chưa đầy 2,5 giờ.
Ảnh minh họa: Chinhphu.vn
Sự ra đời của nhà máy hy vọng sẽ góp phần thúc đẩy mạnh hơn nữa quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của TP. Hồ Chí Minh theo hướng sản xuất các sản phẩm có hàm lượng khoa học công nghệ, giá trị gia tăng cao, bảo vệ môi trường sinh thái, đồng thời tạo hàng ngàn việc làm cho người dân trong khu vực.
Bên cạnh đó, sản phẩm của nhà máy sẽ góp phần giảm lượng khí CO2, giảm hiện tượng nóng lên của trái đất, cung cấp nguồn năng lượng sạch.
Theo Chinhphu.vn

Song tách rác tự động Chishun

Đặc điểm:
Cơ cấu truyền động bằng hộp giảm tốc, puly và dây đai thang.
Căn chỉnh căng xích tải nhanh chóng và dễ dàng nhờ cơ cấu chỉnh cơ khí.
Thiết bị hoạt động tốt trong môi trường nước, ổ bi được thiết kế bằng teflon.
Vận hành đơn giản, tiết kiệm điện năng, chi phí bảo hành và bảo trì thấp.
Hiệu suất lược rác và tạp chất rất cao.
Ứng dụng:
Sử dụng rộng rãi trong các hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt, công nghiệp, nhà máy giấy, nhà máy gạch, mỏ, các nhà máy sản xuất thực phẩm,… 
Vật liệu:
Chế tạo thiết bị toàn bộ là Inox 304
Thông số kỹ thuật của song tách rác tự động
Thông số kỹ thuật của song tách rác tự động Chishun
Các Model lựa chọn:
Model BS: Song tách rác với kích thước khe lọc từ 3 – 30mm
Model CS: Song tách rác với kích thước khe lọc từ 3 – 6mm

Máy ép bùn khung bản Chishun

Đặc điểm
-  Dải công suất lớn, khung bản có kích thước từ 470 * 470 đến 2000 * 2000mm.
-  Áp suất lọc tạo ra bùn ở dạng bánh với độ ẩm thấp.
 - Tấm lọc 100% polypropylene có khả năng chống ăn mòn .
 - Tự động đóng mở và tự động rửa sạch các tấm lọc.
 - Tiết kiệm năng lượng, chí phí hoạt động và bảo trì thấp.
Đặc tính kỹ thuật:
Máy ép bùn khung bản được trang bị với tất cả các bộ phận bảo vệ và hệ thống điện theo tiêu chuẩn an toàn và nghiêm ngặt hiện hành.
Áp suất lọc cao làm tăng độ khô của bánh bùn.
Hệ thống rưả mạnh và hiệu quả tránh nghẹt khung bản lọc.
Thuận tiện và an toàn khi tháo bánh bùn từ khung bản lọc.
Hệ thống đóng mở tự động bằng thủy lực.
Với máy khung bản tự động hoàn toàn thì hệ thống đóng mở, tách khung bản và rửa tự động hoàn toàn.
Tách nước và chất rắn dựa vào áp suất đầu vào và áp suất nén ép.
Máy có kích thước khung bản từ 470 x 470 tới 2000 x 2000mm.
Tiết kiệm điện năng và chi phí vận hành thấp.
Ứng dụng:
Máy ép bùn khung bản được sử dụng trong công nghiệp thực phẩm, thuộc da, luyện kim, xi mạ, giấy, dệt nhuộm…
Sơ đồ lắp đặt tiêu chuẩn
Sơ đồ lắp đặt máy ép bùn khung bản Chishun
Các Model lựa chọn:
Model MCS: Máy ép khung bản làm việc theo chu trình tự động đóng khung bản, bơm chất lỏng, thổi khí và tự động mở ra. Khâu lấy bùn ép sử dụng bằng tay.
Model ACS: Máy ép khung bản tự động cho phép tự động đóng khung bản và bơm chất lỏng, thổi khí và tự động mở ra. Ngoài ra máy có chức năng lắc khung bản để bùn dễ dàng tách rời, thuận lợi cho việc lấy bánh bùn.
Model AWS: Máy ép khung bản tự động cho phép tự động đóng khung bản và bơm chất lỏng, thổi khí và tự động tách từng tấm khung bản để lấy bùn. Ngoài ra máy có chức năng lắc khung bản để bùn dễ dàng tách rời, thuận lợi cho việc lấy bánh bùn. Và chức năng tự động rửa vải lọc.
Model MACS: Có chức năng tương tự model ACS, có bổ xung tính năng ép khung bản. Cho phép loại bỏ chất lỏng được nhiều hơn, và bánh bùn khô hơn.
Model MAWS: Có chức năng tương tự model AWS, có bổ xung tính năng ép khung bản. Cho phép loại bỏ chất lỏng được nhiều hơn, và bánh bùn khô hơn.
Máy ép bùn khung bản là máy ép bùn sử dụng áp suất và sức nén ép để giảm thể tích của chất lỏng (bùn dạng lỏng). Máy ép bùn khung bản Chishun sử dụng các công nghệ mới nhất để nâng cao chất lượng và độ tin cậy, đặc biệt chú ý đến an toàn của người vận hành.

Máy ép bùn băng tải Chishun

Đặc điểm:
-         Cấu tạo chuyên nghiệp thích ứng với nhiều loại bùn.
-         Vận hành hoàn toàn tự động thuận tiện cho vận hành liên tục.
-         Băng tải từ Châu Âu- khả năng thấm và tuổi thọ cao.
-         Có nhiều tính năng an toàn giúp tránh rủi ro trong quá trình vận hành và tăng hiệu quả làm việc.
-         Độ ồn thấp- Độ rung thấp- Bền bỉ và hiệu suất ổn định.
Phụ kiện:
Phụ kiện đi kèm: máy nén khí, máy bơm nước
Phụ kiện tùy chọn: bơm định lượng, bơm bùn.
Ứng dụng:
Sử dụng trong các hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt, công nghiệp, nhà máy giấy, nhà máy gạch, mỏ, các nhà máy sản xuất thực phẩm,…
Quy trình xử lý bùn:
Sơ đồ quy trình xử lý bùn
Sơ đồ lắp đặt tiêu chuẩn
Sơ đồ lắp đặt máy ép bùn băng tải
Các Model lựa chọn:
Model NBD-E: công suất bùn từ 1-13m3/giờ tương đương với 20-130kg bùn khô/giờ
Model NBD-M: công suất bùn từ 1-13m3/giờ tương đương với 20-130kg bùn khô/giờ
Model NBD-L: công suất bùn từ 8-40m3/giờ tương đương với 100-440kg bùn khô/giờ
Model NBD-H: công suất bùn từ 25-110m3/giờ tương đương với 300-1100 kg bùn khô/giờ

Máy ép bùn Chishun







Thoát nước đô thị bền vững

Hệ thống XLNT Hoa và Bướm trên đảo Phi Phi, Thái Lan
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Thoát nước và xử lý nước thải, vệ sinh môi trường là những nội dung quan trọng trong quy hoạch, xây dựng và quản lý đô thị. Tại các khu vực đang đối mặt với tình trạng hạ tầng thấp kém, môi trường bị ô nhiễm, bệnh tật lây lan, úng ngập hay lụt lội, người ta lại càng thấy tầm quan trọng của lĩnh vực này.
Đối với các khu đô thị, điểm dân cư mới, chất lượng hệ thống hạ tầng kỹ thuật, trong đó có thoát nước mưa, nước thải, góp phần quyết định tính hấp dẫn đối với khách hàng, cũng như sự phát triển bền vững của khu đô thị đó về lâu dài.
Ở Việt Nam, cho đến nay, đã có khoảng 760 đô thị. Tỷ lệ các hộ đấu nối vào mạng lưới thoát nước đô thị nhiều nơi còn rất thấp. Các tuyến cống được xây dựng và bổ sung chắp vá, có tổng chiều dài ngắn hơn nhiều so với chiều dài đường phố, ngõ xóm. Nhiều tuyến cống có độ dốc kém, bùn cặn lắng nhiều, không ngăn được mùi hôi thối. Nhiều tuyến cống lại không đủ tiết diện thoát nước hay bị phá hỏng, xây dựng lấn chiếm, gây úng ngập cục bộ. Úng ngập thường xuyên xảy ra nhiều nơi về mùa mưa. Nước thải nhà vệ sinh phần lớn chảy qua bể tự hoại rồi xả ra hệ thống thoát nước chung tới kênh, mương, ao hồ tự nhiên hay thấm vào đất. Nước xám và nước mưa chảy trực tiếp ra nguồn tiếp nhận. Mới chỉ có gần 10% nước thải đô thị được xử lý. Ở nhiều khu đô thị mới, mặc dù nước thải sinh hoạt đã được tách ra khỏi nước mưa từ ngay trong công trình, nhưng do sự phát triển không đồng bộ và sự gắn kết kém với hạ tầng kỹ thuật khu vực xung quanh, nên khi ra đến bên ngoài, các loại nước thải này chưa được xử lý, lại đấu vào một tuyến cống chung, gây ô nhiễm và lãng phí. Ngoài ra, cốt san nền của nhiều khu đô thị, đường giao thông và các khu vực lân cận không được quản lý thống nhất, nên gây tác động tiêu cực, ảnh hưởng lẫn nhau. Phí thoát nước hay phí bảo vệ môi trường do nước thải quá thấp, không đủ trang trải chi phí quản lý.
Biến đối khí hậu cũng đang ngày càng trở thành những thách thức rất lớn đối với công tác quy hoạch đô thị và xây dựng các hệ thống hạ tầng kỹ thuật, nhất là ở các đô thị ven biển. Theo nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới năm 2008, đến năm 2050, mực nước biển ở Việt Nam sẽ dâng cao thêm 30 cm. Biến đổi khí hậu còn dẫn đến những hệ quả như lượng mưa tăng, chế độ thủy văn đô thị trái với quy luật... ảnh hưởng lớn đến việc thu gom và tiêu thoát nước thải, nước bề mặt.
2. CÁC PHƯƠNG THỨC TIẾP CẬN VÀ MÔ HÌNH TỔ CHỨC THOÁT NƯỚC CHO CÁC ĐÔ THỊ VIỆT NAM
Thoát nước và xử lý nước thải bền vững cho các đô thị
Nước thải có thể được thu gom và xử lý trong các loại hệ thống thoát nước chung, riêng, nửa riêng hay hỗn hợp, theo các mô hình tổ chức thoát nước tập trung hay phân tán. Hệ thống thoát nước tập trung thường được xây dựng cho các khu trung tâm đô thị, có mật độ dân số cao, có điều kiện xây dựng đồng bộ. Tuy nhiên, phương thức thoát nước truyền thống này có nhiều hạn chế, vì thế, ngày nay trên thế giới khuyến khích áp dụng mô hình phân tán, đặc biệt là cho các khu đô thị mới, các vùng ven đô, nông thôn với các công trình thu gom, xử lý, xả hay tái sử dụng nước thải cho các hộ riêng lẻ (giải pháp tại chỗ) hoặc khu dân cư (giải pháp phân tán theo cụm). Mô hình này có những ưu điểm:
- Giảm chi phí đầu tư xây dựng, vận hành và bảo dưỡng do tránh được các tuyến cống thoát nước dài, đường kính và độ sâu lớn, các trạm bơm nước thải;
- Cho phép sử dụng các giải pháp công nghệ đơn giản, chi phí thấp, tận dụng triệt để các điều kiện tự nhiên để xử lý nước thải, do phân tán được quỹ đất yêu cầu. Các mô hình quản lý, cơ chế tài chính áp dụng cũng rất linh hoạt tùy theo điều kiện cụ thể.
- Dễ quy hoạch và thực hiện quy hoạch. Cho phép phân đợt xây dựng, đầu tư các hợp phần kỹ thuật từng bước theo khả năng tài chính. Quy mô đầu tư cũng sát với yêu cầu hơn, tránh lãng phí.
- Cho phép tái sử dụng tại chỗ nước thải sau xử lý (rửa, tưới, bổ cập nước ngầm) và chất dinh dưỡng tách được (bón cây trồng)... Trong một số trường hợp, có thể xử lý nước thải phân tán đạt mức độ xả ra môi trường, mạng lưới thoát nước mưa, nhờ vậy tiết kiệm đáng kể chi phí xây dựng và quản lý đường cống thoát nước.
Thoát nước bề mặt bền vững cho các đô thị (SUDS)
Quá trình đô thị hóa đã gây những tác động xấu đến quá trình thoát nước tự nhiên: dòng chảy tự nhiên bị thay đổi, quá trình lưu giữ tự nhiên dòng chảy bằng các thảm thực vật và đất bị mất đi, và thay vào đó là những bề mặt phủ không thấm nước như mái nhà, bê tông, đường nhựa, làm tăng lưu lượng dòng chảy bề mặt (Hình 1.a). Những dòng chảy này thường bị ô nhiễm do rác, bùn đất và các chất bẩn khác rửa trôi từ mặt đường. Lượng nước và cường độ dòng chảy tăng tạo nên sự xói mòn và lắng bùn cặn. Tất cả những yếu tố này gây những tác động xấu đến môi trường, úng ngập, ảnh hưởng đến hệ sinh thái dưới nước.
Các hệ thống thoát nước truyền thống thường được thiết kế để vận chuyển nước mưa ra khỏi nơi phát sinh càng nhanh càng tốt. Chi phí cho xây dựng và vận hành, bảo dưỡng các đường cống thoát nước thường rất lớn, trong khi công suất của chúng lại chỉ có giới hạn và không dễ nâng cấp. Cách làm này dẫn đến nguy cơ ngập lụt, xói mòn đất và ô nhiễm ở vùng hạ lưu tăng. Việc dẫn dòng chảy bề mặt đi xa và thải còn làm mất khả năng bổ cập tại chỗ cho các tầng nước ngầm quý giá.
Phát hiện và khắc phục những tồn tại trên, gần đây, người ta đã nghiên cứu và áp dụng các giải pháp kỹ thuật thay thế, theo phương thức tiếp cận mới: hướng tới việc duy trì những đặc thù tự nhiên của dòng chảy về dung lượng, cường độ và chất lượng; kiểm soát tối đa dòng chảy từ nguồn, giảm thiểu tối đa những khu vực tiêu thoát nước trực tiếp, lưu giữ nước tại chỗ và cho thấm xuống đất, đồng thời kiểm soát ô nhiễm. Đó chính là những nguyên lý của SUDS.
Cách tiếp cận của thoát nước mưa bền vững SUDS là thoát chậm, không phải thoát nhanh, để tránh lượng mưa tập trung lớn trong thời gian ngắn. Tiết diện cống sẽ khó có thể đáp ứng nếu lượng mưa lớn, tốn kém mà nước vẫn tràn cống, gây ngập đường, lụt nhà. Vì vậy, phải tổ chức thoát nước mưa, kết hợp các biện pháp khác nhau một cách đồng bộ, sao cho dòng chảy được tập trung chậm. Sử dụng các hồ điều hòa trên diện tích thu gom và truyền dẫn nước mưa để lưu giữ nước là một cách làm phổ biến (Hình 1.b). Bên cạnh đó, sử dụng bản thân diện tích bề mặt của thành phố, tăng cường việc cho nước mưa thấm tự nhiên xuống đất qua các thảm cỏ xanh, đồng thời cải tạo cảnh quan và điều hòa tiểu khí hậu (Hình 1.c).
Trong trường hợp khả năng kiểm soát dòng chảy tại chỗ bị hạn chế, thì có thể phân tán dòng chảy theo các lưu vực nhỏ, dẫn nước đi bằng những giải pháp như sử dụng kênh mương hở và nông, lưu giữ nước mưa trong những hồ chứa và cho thấm xuống đất ở những khu vực thích hợp. Để ngăn ngừa và kiểm soát ô nhiễm, có thể áp dụng những giải pháp xử lý tại chỗ trong bãi đất thấm, hồ lắng, bãi lọc trồng cây...
Đề xuất tổ chức thoát nước cho các đô thị Việt Nam.
Tổ chức thoát nước cho các đô thị cần dựa trên từng điều kiện cụ thể. Nguyên tắc tổ chức thoát nước cho các đô thị một cách tổng quát được đề xuất như sau:
- Đối với các khu vực trong đô thị hiện có: vẫn sử dụng hệ thống cống thoát nước chung, với các tuyến cống bao thu gom các loại nước thải và nước mưa đợt đầu, không cho chảy trực tiếp vào sông, hồ, kênh mương mà dẫn bằng các tuyến cống chính về các trạm xử lý nước thải. Trên các tuyến cống chính này, gần nguồn tiếp nhận, để giảm chi phí vận chuyển và xử lý nước thải, bố trí các giếng tràn tách hỗn hợp nước mưa đợt sau và một phần nước thải đã được pha loãng, tràn qua đập tràn chảy ra nguồn tiếp nhận. Tuỳ theo điều kiện tự nhiên, mật độ dân cư, quỹ đất, nhu cầu tái sử dụng nước thải ... mà có thể áp dụng mô hình thoát nước tập trung hay phân tán, với công nghệ hiện đại hay chi phí thấp.
- Đối với các khu đô thị xây dựng mới, xây dựng hệ thống thoát nước riêng, xử lý nước thải đạt yêu cầu trước khi xả ra nguồn tiếp nhận.
- Trong giai đoạn chưa có điều kiện xây dựng đầy đủ các tuyến cống thoát nước riêng và trạm xử lý nước thải, vẫn phải coi trọng và phát huy vai trò của bể tự hoại để xử lý nước đen, hay nước đen và nước xám từ các hộ gia đình, nhà chung cư, cơ quan, cơ sở dịch vụ... Bể tự hoại phải được thiết kế, xây dựng và quản lý đúng quy cách.
- Đối với các đô thị miền núi, có độ dốc dọc đường lớn, thuận lợi cho việc thoát nước, nên sử dụng hệ thống thoát nước riêng. Các thị trấn, các khu vực ven đô, có thể áp dụng loại hệ thống thoát nước riêng giản lược, với đường kính nhỏ, chôn nông dọc vỉa hè, sơ đồ đấu nối xuyên tiểu khu, cùng với các kênh, mương, cống sẵn có để thoát nước bề mặt, sẽ giảm thiểu tối đa chi phí xây dựng và quản lý hệ thống thoát nước.
- Đối với các đô thị vùng đồng bằng, độ dốc cống nhỏ, cần triệt để tận dụng các mặt nước đô thị làm hồ điều hoà, kênh mương dẫn nước và giảm độ sâu chôn cống.
- Đối với các đô thị ven biển, địa hình bằng phẳng, khó tạo được độ dốc cống thuận lợi, lại ít có các sông mương và hồ điều tiết, do điều kiện địa chất phần lớn là cát và cát pha. Ở các đô thị này, có thể lợi dụng nước triều lên xuống hàng ngày, xây dựng các cống tự động đóng/mở theo mực nước triều để thoát nước và thau rửa hàng ngày hệ thống cống.
- Cố gắng áp dụng các giải pháp thoát nước bền vững càng sớm càng có lợi. Lồng ghép phương thức này với quy hoạch phát triển không gian đô thị; quản lý chặt chẽ cao độ san nền, tiêu thoát nước của các khu vực đô thị mới phát triển; đảm bảo sự thống nhất, phối hợp nhịp nhàng giữa thoát nước với hệ thống thủy văn đô thị và toàn lưu vực, kể cả hệ thống thủy nông, tiêu thoát lũ, điều tiết hồ chứa thủy điện ở thượng lưu và hạ lưu...
Trong đô thị, áp dụng các giải pháp như tạo các hồ điều tiết, các kênh mương hở, tăng mật độ cây xanh, vườn hoa, công viên, tạo vùng trũng xanh thấm nước dọc đường giao thông...

Sơ đồ 1. Nguyên tắc thoát nước bề mặt bền vững
(a) Dòng chảy tập trung do bề mặt phủ đô thị bị thay đổi;
(b) Trở về dòng chảy tự nhiên ban đầu nhờ các giải pháp làm chậm dòng chảy bề mặt;
(c) Giảm lưu lượng nước cần thoát nhờ các giải pháp làm chậm dòng chảy và thấm
Thu gom và tái sử dụng nước mưa
Công thức cơ bản xác định lưu lượng nước mưa cần tiêu thoát là: Q = ø.q.F (l/s), trong đó: ø là hệ số dòng chảy, tùy thuộc từng loại bề mặt phủ; q là cường độ mưa (l/s/ha) và F là diện tích lưu vực thoát nước mưa (ha). Yếu tố có thể kiểm soát nhằm giảm thiểu đáng kể lưu lượng nước mưa tập trung tức thời chảy vào mạng lưới thoát nước chính là hệ số dòng chảy ø. Mái nhà, đường nhựa, bề mặt bê tông có hệ số ø = 0,9 - 0,95; đường đất: 0,4 - 0,5; công viên, vườn hoa, thảm cỏ: 0,1 - 0,3. Chỉ cần thay đổi hệ số dòng chảy từ 0,4 đến 0,8, lưu lượng sẽ thay đổi theo gấp 2 lần. Giả sử với lưu vực thoát nước của đô thị diện tích 100 ha, trận mưa 1 ngày có lượng mưa 120 mm ứng với chu kì lặp lại P = 1 năm, hệ số dòng chảy trung bình 0,6. Ta có: Dung lượng nước mưa cần thoát là W1 = 72.000 m3. Nếu trong lưu vực có 7,0 ha hồ, với chiều cao điều tiết nước trước và sau khi mưa là 0,5 m, ta có: dung lượng điều hòa W2 = 35.000 m3. Dung lượng nước mưa thực tế cần thoát khi đó chỉ còn là W3 = 37.000 m3. Như vậy nếu diện tích nước mặt đô thị đạt tỉ lệ 7,0 % diện tích lưu vực thì lượng nước cần tiêu thoát ngay tính ra đã giảm được một nửa. Đó là chưa kể các tác dụng quan trọng của hồ điều hòa như cải thiện điều kiện vi khí hậu, tăng giá trị du lịch, cảnh quan, sinh thái...

Thu gom và tái sử dụng nước mưa trong đô thị

Các diện tích công cộng lớn như quảng trường, bãi đỗ xe, vỉa hè, thậm chí đường giao thông - như một số nước đã làm, phải sử dụng các vật liệu cho nước bề mặt thấm xuống, qua lớp sỏi đệm ở dưới rồi mới tới được các đường ống ngầm thu nước. Hai bên và giữa đường cao tốc phải thiết kế lõm xuống, trồng cỏ và tạo các bãi thấm lọc tự nhiên, vừa làm chậm dòng chảy, vừa cho phép làm sạch nước bề mặt khỏi cặn, kim loại nặng, dầu mỡ..., chứ không làm gồ lên và dồn nước mưa ngay xuống cống. Thực tế cho thấy, diện tích xây dựng để khai thác kinh tế đang chiếm phần lớn chứa đất dành cho những bãi thấm, thảm thực vật và công trình công cộng ở các đô thị Việt Nam còn chưa được quan tâm. Nhìn một cách tổng thể, cách làm vậy thực ra lại gây thiệt hại về kinh tế, khi thành phố bị úng ngập, lụt lội do mưa. Người ta đã tính sơ bộ, cho thấy đợt mưa cuối tháng 10/2008, Hà Nội đã thiệt hại trên 8000 tỷ đồng, nghĩa là xấp xỉ bằng kinh phí đầu tư cho dự án thoát nước Hà Nội giai đoạn 1 và 2 cộng lại (1996 - 2015).
Hiện có nhiều giải pháp thích hợp có thể giảm thiểu sự úng ngập mà mỗi hộ dân có thể đóng góp sức vào đó như làm các bể chứa thu nước mưa tại mỗi gia đình, mỗi tòa nhà. Cách làm này vừa cho phép sử dụng nguồn nước quý trời cho trong sinh hoạt, tưới vườn, rửa xe... mà còn giảm thiểu đáng kể lưu lượng nước mưa tập trung vào hệ thống thoát nước đô thị. Đó cũng là giải pháp quan trọng khi mà nhiều đô thị còn đang thiếu nước sạch. Theo tính toán, với lượng mưa 1600 mm/năm ở Hà Nội, mỗi hộ chỉ cần một bể nước mưa 6 m3 thì cũng đủ dùng để dội toilet cho cả năm, đồng thời làm chậm dòng chảy nước mưa đi rất nhiều. Có thể xây dựng các bể chứa nước ngầm dưới mỗi tòa nhà và cho cả khu nhà hay các khu vực công cộng, làm thành các hồ điều hòa thu nước mưa. Nước trữ có thể dùng để tưới đường, rửa cây, cứu hỏa... hay cho thấm xuống bổ cập cho nước ngầm. Trên Thế giới đã có nhiều nước phát triển các mô hình khu đô thị sinh thái rất thành công và ngày càng phổ biến, trong đó phương thức tiếp cận thoát nước đô thị bền vững, thu gom và tái sử dụng nước mưa được áp dụng, lồng ghép hài hòa với các giải pháp quy hoạch đô thị, kiến trúc và kỹ thuật hạ tầng khác (Hình 6).
3. MỘT SỐ MÔ HÌNH QUẢN LÝ NƯỚC ĐÔ THỊ
Xử lý nước thải phân tán với bãi lọc trồng cây (Constructed Wetland)
Trên hòn đảo du lịch Phi Phi (Thái Lan), nơi từng bị ảnh hưởng nặng nề của thảm họa sóng thần năm 2005, người ta vừa xây dựng một hệ thống XLNT phân tán đẹp và hiệu quả cho các khách sạn, nhà hàng, công suất 400 m3/ngày, bao gồm các bể tự hoại và chuỗi các bãi lọc ngầm trồng cây dòng chảy thẳng đứng và dòng chảy nằm ngang, kết hợp với bãi lọc trồng cây ngập nước và hồ sinh học, bố trí ngay trong khuôn viên khu nghỉ dưỡng. Nước thải sau xử lý được tái sử dụng cho tưới vườn.
Khu đô thị Eco-Park có tổng diện tích 500 ha, là một trong những khu đô thị sinh thái lớn nhất Việt Nam đang được khẩn trương xây dựng. Eco-Park dành tới gần 30% diện tích cho cây xanh, mặt nước. Hệ thống thoát nước được thiết kế riêng hoàn toàn. Nước thải được thu gom và xử lý riêng. Nước mưa, trước khi được tập trung và chảy ra nguồn tiếp nhận, được thu gom qua hệ thống kênh dẫn có dung lượng chứa lớn ở trong khu đô thị. Dòng chảy len lỏi giữa các khu phố hình các ngón tay, được thiết kế như các con kênh tự nhiên, luôn ở trạng thái dòng chảy động, để cải tạo cảnh quan và tăng cường khả năng tự làm sạch. Nước bổ cập cho hệ thống nước mặt này được xử lý bằng các bãi lọc ngập nước trồng thực vật. Các bãi thấm, thảm cỏ được bố trí hợp lý trong khu đô thị.


Khu đô thị sinh thái Eco-Park, Văn Giang, Hưng Yên   Bề mặt phủ cho phép thấm nước mưa

Đây là một trong những dự án đầu tiên trên Thế giới áp dụng một cách đồng bộ phương thức quản lý tổng hợp nguồn nước, thoát nước bền vững vào thực tế ở quy mô lớn. Nước cấp sinh hoạt trong tổ hợp được xử lý bằng công nghệ lọc màng, sản xuất ra nước uống trực tiếp. Nước thải được tách riêng thành các đường ống vận chuyển nước đen (từ toilet) và nước xám. Nước đen được đưa về Trạm xử lý nước thải, xử lý tới bậc 3, và được tái sử dụng làm nước dội toilet, cứu hỏa, làm mát, tưới cây, rửa đường. Nước xám được xử lý sơ bộ rồi được tái sử dụng làm nước tưới. Nước mưa, một phần được thoát ra sông Bai Shi, một phần được thu gom và chảy qua bãi lọc ngập nước trồng thực vật để kiểm soát chất lượng trước khi chảy ra hồ sinh thái trong Công viên. Đây cũng là nguồn cấp nước cho Trạm xử lý nước cấp của khu vực này. Rác thải hữu cơ từ sinh hoạt, chăn nuôi, trồng trọt được thu gom và chế biến thành phân vi sinh compost, dùng để cung cấp cho các hộ nông dân trong tổ hợp, hoặc bón cho chính cây trồng trong Công viên.
Tổ hợp có tổng diện tích 300 ha, được khởi công xây dựng 12/2009, dự kiến hoàn thành và đưa vào sử dụng trong năm 2011.
4. KẾT LUẬN
Tùy điều kiện cụ thể, thoát nước và xử lý nước thải phân tán, hay thoát nước bề mặt bền vững cho phép áp dụng linh hoạt các giải pháp công nghệ khác nhau. Các giải pháp được đề xuất là: quản lý nước thải phân tán, với các công nghệ thoát nước và xử lý nước thải chi phí thấp, quản lý nước bề mặt bền vững theo phương thức tự nhiên - thoát chậm, lồng ghép thoát nước bề mặt với quản lý nước thải, rác thải, bùn cặn và cấp nước. Vấn đề sản xuất biogas thu được từ xử lý bùn, rác hữu cơ, nước thải đô thị làm nguồn nhiên liệu thay thế, tái sử dụng lại nước thải và bùn cặn trong nông nghiệp một cách kinh tế và an toàn cũng cần phải được coi trọng. Chất thải không phải là chất thải, mà là nguồn tài nguyên.
Các giải pháp này mang lại những lợi ích như kiểm soát ô nhiễm nước, đất, không khí, ngăn ngừa bệnh tật, giảm thiểu úng ngập, xói mòn, làm đa dạng và tăng giá trị của hệ sinh thái nước, bổ cập nguồn nước ngầm, ổn định dòng chảy các dòng sông, tiết kiệm nước cấp nhờ thu gom và tái sử dụng nước mưa, cải thiện cảnh quan sinh thái đô thị, tăng giá trị thương mại của khu đất và nâng cao thiết thực chất lượng cuộc sống.
Để có thể thực hiện được quản lý nước thải bền vững cho các khu đô thị, chủ đầu tư phải nhận thức được tầm quan trọng của công tác quản lý nước thải đối với sức khỏe cộng đồng, môi trường sinh thái, lợi ích lâu dài trong kinh doanh. Bên cạnh đó, cần thiết xem xét, điều chỉnh, cập nhật, bổ sung các tiêu chuẩn thiết kế thoát nước cho phù hợp với điều kiện Việt Nam, đặc biệt là để ứng phó với biến đổi khí hậu. Áp dụng triệt để phương thức tiếp cận tổng hợp, quản lý theo lưu vực. Thoát nước, xử lý nước thải, cũng như các vấn đề hạ tầng kỹ thuật đô thị khác, cần được giải quyết một cách đồng bộ, và càng lồng ghép sớm từ khâu quy hoạch, chi phí càng giảm.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo cáo đề tài: Nghiên cứu cơ sở khoa học, đề xuất lựa chọn các giải pháp thoát nước và xử lý nước thải chi phí thấp trong điều kiện Việt Nam (Mã số B-2003-34-45). Chủ nhiệm: PGS. TS. Nguyễn Việt Anh. Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý, Trường Đại học Xây dựng thực hiện (2003 - 2004).
2. Bích Thủy. Eco-Park, đô thị của tương lai. Tạp chí Xây dựng, số tháng 9-2009.
3. Nguyễn Văn Cầm. Đề xuất phương án, sơ đồ tổ chức thoát nước cho các đô thị. Tham luận tại Hội thảo Thoát nước đô thị bền vững. Trung tâm KTMT ĐT&KCN (CEETIA), Trường Đại học Xây dựng - Trung tâm Kỹ thuật Nước và Phát triển (WEDC), Đại học tổng hợp Loughborough, Anh quốc. 20/3/2003.
4. Nguyễn Việt Anh. Thoát nước đô thị bền vững và khả năng áp dụng tại Việt Nam. Tham luận tại Hội thảo Thoát nước đô thị bền vững. Trung tâm KTMT ĐT&KCN (CEETIA), Trường Đại học Xây dựng - Trung tâm Kỹ thuật Nước và Phát triển (WEDC), Đại học tổng hợp Loughborough, Anh quốc. 20/3/2003.
PGS. TS. Nguyễn Việt Anh
Viện Khoa học và Kỹ thuật Môi trường
Trường Đại học Xây dựng

Máy sục khí chìm Evak model EJ

Máy sục khí chìm Evak model EJ
Thiết kê buồng tạo khí đặc biệt, lực hút khí mạnh, có thể sản sinh nhiều bọt khí, tạo hiệu quả sục khí cao.
Thiết kế cánh bơm rác thải hiệu suất cao, thích hợp cho các loại môi trường nước thải.
Thiết kế kiểu sục khí chìm, có hiệu quả giảm thiểu và loại bỏ tiếng ồn trong lúc vận hành, nâng cao chất lượng môi trường làm việc.
Trong lúc máy vận hành, phía trên ống dẫn khí có thể lắp thêm bộ giảm thanh, nhằm giảm thiểu tiếng ồn do không khí gây ra.
Bảng hiệu suất máy sục khí chìm seri EJ
Không cần các phương pháp cố định hoặc lắp đặt đặc biệt khác, kết cấu đơn giản, dễ lắp đặt, có chức năng giống máy thổi khí trên cạn, có thể tiết kiệm không gian và giá thành xây dựng. Một máy bơm sục khí chìm lắp một ống lấy khí, hệ thống đơn giản dễ sử dụng, không cần công đoạn lắp ống phức tạp. Có thể lắp thêm bộ khớp nối nhanh, càng tiện lợi hơn.
Thông số máy sục khí chìm EJ
Các model máy sục khí chìm EJ:
Model
Công suất
Lưu lượng
Hiệu suất oxi hòa tan
Độ sâu đặt máy lớn nhất
Kw
M3/hr
Kg-O2/hr
M
80 EJ-5.05
0.4
5
0.12 – 0.23
1.5
80 EJ-5.10
0.75
10
0.3 – 0.5
2
80 EJ-5.20
1.5
22
0.9 – 1.1
2.5
80 EJ-5.30
2.2
40
1.9 – 2.2
3
80 EJ-5.50
3.7
70
2.8 – 3.3
3.5
80 EJ-5.75
5.5
100
4.2 – 4.8
4

Đà Nẵng: Nỗ lực trở thành Thành phố đáng sống

Chất lượng môi trường ở Đà Nẵng đã được cải thiện là đánh giá của lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường TP.Đà Nẵng tại một hội thảo mới đây về ứng phó với biến đổi khí hậu. Nỗ lực để trở thành một thành phố xanh, sạch, đáng sống của Đà Nẵng đã bắt đầu phát huy hiệu quả.
Ông Nguyễn Điểu, Giám đốc Sở TN&MT Đà Nẵng khẳng định: Qua 5 năm triển khai Đề án “Xây dựng Đà Nẵng - Thành phố Môi trường”, cơ bản chất lượng môi trường của thành phố đã được cải thiện, nhất là cảnh quan xanh hơn, sạch hơn, đẹp hơn, đồng thời, tạo được cuộc sống an toàn, đảm bảo cho sức khỏe người dân”.

Hiện trên địa bàn thành phố đã có 9/10 điểm nóng ô nhiễm môi trường được giải quyết; tỷ lệ đấu nối nước thải sản xuất trong khu công nghiệp đạt 97%. Hầu như toàn bộ nước thải đã được xử lý, không còn tình trạng thải trực tiếp ra môi trường xung quanh.

Không những thế, một phần chất lượng môi trường không khí cũng được cải thiện; tỷ lệ cây xanh đô thị đạt trên 5 m2/người; chất thải rắn được quản lý tốt. Đến nay, tỷ lệ thu gom rác thải sinh hoạt trong khu vực đô thị đạt 98%, toàn thành phố đạt 93%, ý thức bảo vệ môi trường được phổ cập tới các cấp cộng đồng, các em học sinh…

Mặc dù đạt được những kết quả về công tác xây dựng thành phố môi trường, song việc triển khai đề án vẫn gặp nhiều khó khăn, thách thức, nhất là về mặt quản lý, kỹ thuật, công tác xã hội hoá bảo vệ môi trường, kêu gọi đầu tư, hỗ trợ của các tổ chức trong và ngoài nước.

“Vì vậy, trong thời gian tới, thành phố cần bổ sung và tiếp tục đánh giá một số tiêu chí mới trong công tác quản lý bảo vệ môi trường. Cụ thể như việc kiểm soát các chỉ số ô nhiễm không khí công nghiệp, giao thông, sử dụng năng lượng mới và năng lượng tái tạo, kiểm kê và kiểm soát phát thải khí nhà kính… để việc thực hiện đề án được đảm bảo”, ông Nguyễn Điểu nhấn mạnh.

Với những kết quả đạt được, liên tục nhiều năm, Đà Nẵng được đánh giá là đô thị sạch nhất trong cả nước với tỷ lệ chất thải rắn thu gom cao. Năm 2011, Đà Nẵng là thành phố duy nhất của Việt Nam được ASEAN bình chọn thành phố bền vững về môi trường ASEAN. Năm 2012, Hiệp hội Đô thị Việt Nam bình chọn Đà Nẵng là đô thị sạch và được Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) đánh giá thành phố phát thải cacbon thấp. Năm 2013, Đà Nẵng được lựa chọn là thành phố “Phong cảnh thành phố châu Á”; Quỹ Rockerfeller đã công bố Đà Nẵng là 1 trong 33 thành phố trên thế giới lọt vào Chương trình 100 thành phố có khả năng ứng phó BĐKH. Và cũng trong năm 2013, Đà Nẵng được Hiệp hội các Đô thị Việt Nam bình chọn là đô thị xuất sắc trong phong trào thi đua xây dựng đô thị xanh- sạch- đẹp.
Nguồn:monre.gov.vn

Việt Nam gia nhập Công ước về Luật sử dụng các nguồn nước liên quốc gia

Mới đây, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Trương Tấn Sang đã ký ban hành Quyết định số 818/2014/QĐ-CTN về việc Việt Nam gia nhập Công ước về Luật sử dụng các nguồn nước liên quốc gia cho các mục đích phi giao thông thủy, đã được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua ngày 21/5/1997. 

Việt Nam gia nhập Công ước về Luật sử dụng các nguồn nước liên quốc gia

Công ước về Luật sử dụng các nguồn nước liên quốc gia cho các mục đích phi giao thông thủy được Đại hội đồng Liên Hợp quốc khóa 41 thông qua ngày 21 tháng 5 năm 1997 với 106 phiếu thuận, trong đó có Việt Nam, 03 phiếu chống (Trung Quốc, Burundi và Hy Lạp), 27 phiếu trắng và 33 nước không tham gia bỏ phiếu. Công ước này áp dụng cho việc sử dụng các nguồn nước liên quốc gia cho các mục đích phi giao thông thủy và các biện pháp bảo vệ, bảo tồn và quản lý có liên quan đến việc sử dụng các nguồn nước liên quốc gia.

Đây là Công ước toàn cầu đầu tiên điều chỉnh khá toàn diện quan hệ giữa các quốc gia trong việc sử dụng các nguồn nước liên quốc gia với mục đích bảo đảm việc sử dụng nguồn nước liên quốc gia một cách công bằng, hợp lý giữa thượng lưu và hạ lưu, việc thực hiện nghĩa vụ không gây hại đáng kể đối với các quốc gia liên quan theo các nguyên tắc và chuẩn mực chung của quốc tế.

Đến nay, đã có 32 quốc gia gia nhập Công ước. Mặc dù vậy, Công ước vẫn chưa có hiệu lực vì theo quy định, để Công ước có hiệu lực, phải có ít nhất 35 quốc gia phê chuẩn hoặc gia nhập.
Việt Nam nằm ở thượng nguồn và hạ nguồn các con sông liên quốc gia nhưng chủ yếu là ở hạ nguồn các con sông liên quốc gia lớn với khoảng 63% tổng lượng nước trung bình hàng năm được sản sinh từ nước ngoài. Điều này cho thấy, tài nguyên nước của Việt Nam phụ thuộc rất lớn vào việc bảo vệ, khai thác, sử dụng nước của các quốc gia thượng nguồn. Do đó, việc giải quyết các vấn đề nguồn nước liên quốc gia có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo đảm an ninh nguồn nước quốc gia. Chính vì vậy, Việt Nam là một trong những nước đã bỏ phiếu thuận cho Công ước.

Việt Nam gia nhập Công ước là phù hợp với xu thế chung của thế giới nhằm sử dụng các nguyên tắc, chuẩn mực quốc tế trong việc giải quyết những vấn đề liên quan đến khai thác, sử dụng, bảo vệ nguồn nước liên quốc gia. Việc gia nhập Công ước sẽ góp phần vào quá trình hình thành khuôn khổ pháp lý điều chỉnh việc sử dụng nguồn nước liên quốc gia tại khu vực Châu Á, đồng thời, thể hiện rõ cam kết của Việt Nam đối với nguyên tắc công bằng, hợp lý trong sử dụng các nguồn nước liên quốc gia. Đồng thời, với vai trò là một thành viên tích cực trong khối ASEAN, việc Việt Nam gia nhập Công ước sẽ tạo cơ sở pháp lý cho vận động, thúc đẩy hợp tác khu vực trong việc bảo đảm an ninh nguồn nước và phát triển bền vững các lưu vực sông liên quốc gia trong khu vực và tạo tiền đề, góp phần thúc đẩy quá trình gia nhập Công ước của các quốc gia trong khối ASEAN.
Nguồn: vea.gov.vn

Kiểm tra công tác bảo vệ môi trường tại TP Hạ Long

Hôm nay, đồng chí Đặng Huy Hậu, Phó chủ tịch UBND tỉnh đã đi kiểm tra công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn TP Hạ Long. 

Kiểm tra công tác bảo vệ môi trường tại TP Hạ Long

Đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã đi kiểm tra hoạt động của Trạm xử lý nước thải dự án khu đô thị Cột 5 - Cột 8; Nhà máy xử lý nước thải Bãi Cháy, hệ thống thu gom nước thải sinh hoạt các phường trung tâm thành phố Hạ Long; cống thải tại khu vực Bãi tắm Thanh niên và công tác xử lý nước thải của Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu thủy sản Quảng Ninh.

Qua kiểm tra cho thấy, công tác bảo vệ môi trường, nhất là công tác thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt của thành phố Hạ Long còn nhiều bất cập. Hiện nay, thành phố có 2 nhà máy và 2 trạm xử lý nước thải, với công suất thiết kế khoảng 13.000 m3/ngày đêm, mới chỉ xử lý được 30% tổng lượng nước thải sinh hoạt. Trong khi đó, các trạm xử lý vẫn chưa hoạt động hết công suất thiết kế. Cá biệt, Trạm xử lý nước thải Cột 5 - Cột 8 mới chỉ hoạt động đạt khoảng 8% công suất, tương đương 80m3/ ngày đêm.

Ngoài ra, công tác thu gom rác thải ven bờ vịnh Hạ Long vẫn chưa được thành phố và Ban quản lý vịnh quan tâm đúng mức. Tình trạng rác thải trôi nổi, tồn đọng tại khu vực bãi tắm diễn ra nhiều năm song vẫn chưa có biện pháp giải quyết triệt để, gây mất mỹ quan, ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường kinh doanh du lịch của tỉnh.

Đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Huy Hậu nhấn mạnh: môi trường vịnh Hạ Long sẽ suy giảm nghiêm trọng nếu công tác bảo vệ môi trường không được thành phố Hạ Long và các sở, ngành chức năng quan tâm làm tốt. Do đó, trước mắt, Ban Quản lý Vịnh Hạ Long cần tiếp tục thực hiện nghiêm việc thu gom rác trên vịnh và lên phương án xã hội hóa; nghiên cứu lập báo cáo thực trạng tàu du lịch đổ thải trên vịnh để kiểm soát, xử lý tốt hơn. Sở Tài nguyên môi trường, Công an tỉnh đẩy mạnh công tác thanh, kiểm tra, xử lý nghiêm những vi phạm trong công tác bảo vệ môi trường. Sở Giao thông Vận tải nhanh chóng hoàn thành việc xử lý nước thải lacanh đối với các phương tiện thủy. Riêng TP Hạ Long phải nhanh chóng xử lý những khu vực tồn đọng rác ven bờ; đẩy mạnh thanh kiểm tra công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố. Thành phố cần nghiên cứu lập báo cáo phương án thu phí xử lý nước thải và tập trung nâng cao hiệu quả vận hành của các nhà máy, trạm xử lý nước thải, đảm bảo chất lượng nước ổn định trước khi xả thải ra môi trường
Nguồn: qtv.vn

Ống, đĩa phân phối khí EDI

 
 
 
Đĩa phân phối khí 7'' micro
Đĩa phân phối khí 9'' micro
Ống  phân phối khí Seri T
Thông số:
Lưu lượng khí: 0.08 - 0.1 m3/phút
Đường kính đĩa: 229 mm
Đầu ren kết nối: 3/4"
Vật liệu:
+Vòng đệm: nhựa ABS
+Màng cao su EPDM chống oxi hóa

Thông số:
Lưu lượng khí: 0.01 - 0.6 m3/phút
Đường kính đĩa: 277 mm
Đầu ren kết nối: 3/4"
Vật liệu:
+Vòng đệm: nhựa ABS
+Màng cao su EPDM chống oxi hóa

Thông số:
Lưu lượng khí: 0.03 - 0.2 m3/phút
Chiều dài ống: 610 mm
Đầu ren kết nối: 3/4"
Vật liệu:
+Vòng đệm: nhựa ABS
+Màng cao su EPDM chống oxi hóa


Mô hình lắp đặt:
Lắp đặt đĩa phân phối khí EDI

Lắp đặt ống phân phối khí EDI
Ứng dụng:
Lắp đặt trong các bể lắng, bể khuấy của các trạm xử lý nước thải công nghiệp, dân dụng,..
Bể khuấy, bể hòa trộn,bể lắng khử  nitơ, bể phản ứng SBR…

Phân phối khí trong các bể khuấy, bể lắng hóa chất
Cung cấp lượng oxy hòa tan, phân phối khí trong các bể, trang trại nuôi trồng thủy sản, các hồ nuôi tôm cá