Đồng bằng sông Cửu Long cần có tiếng nói mạnh mẽ hơn để bảo vệ nguồn nước |
Theo ông Nguyễn Quốc Việt, Phó Trưởng ban Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ: Việc khai thác sử dụng nguồn nước, đặc biệt là các công trình xây dựng đập thủy điện trên dòng chính sông Mê Kông của các quốc gia có liên quan đang đặt ra nhiều thách thức, nhiều yêu cầu tăng cường hợp tác bền vững. Vùng hạ lưu, đặc biệt là đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam sẽ chịu hiểm họa về môi trường, cộng với tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng làm phần lớn diện tích đất bị nhiễm mặn, việc canh tác và các hệ sinh thái đất ngập nước bị đảo chiều. Nhiều cư dân trong vùng sẽ bị mất đất sản xuất. Cả vùng nước ngọt và nước mặn sẽ biến thể, tác động đến nguồn sinh kế của khoảng hơn 30 triệu dân, sản lượng lương thực suy giảm và nhiều loại sinh vật đặc chủng sẽ bị diệt chủng.
Tại tọa đàm, vấn đề được các cơ quan thông tấn báo chí quan tâm đặt ra nhiều nhất cho các nhà khoa học, nhà quản lý đó là việc các nước thượng nguồn sông Mê Kông như: Trung Quốc, Lào, Thái Lan triển khai xây dựng các đập ngăn dòng chính và các nhánh sông Mê Kông làm thủy điện gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các quốc gia hạ nguồn, trong đó có khu vực đồng bằng sông Cửu Long thì tiếng nói của người dân, các nhà khoa học và các cơ quan chức năng của Việt Nam được thể hiện như thế nào. Vấn đề xây dựng hệ thống đê bao ngăn lũ triển khai rộng khắp ở các địa phương trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long cũng như hiệu quả và hệ lụy của các công trình thoát lũ ra biển Tây cần phải xem xét, đánh giá lại một cách chính xác để có những chính sách phát triển bền vững cho khu vực...
Theo Tiến sĩ Đào Trọng Tứ, Giám đốc Trung tâm Nước và Chống biến đổi khí hậu: Việc xây dựng các đập thủy điện của một số quốc gia ở thượng nguồn đã và đang diễn ra chưa được sự đồng ý của Ủy ban Hợp tác sông Mê Kông. Đồng bằng sông Cửu Long cần phải có tiếng nói mạnh mẽ hơn nữa, nhất là đối với các nhà khoa học và người dân bị ảnh hưởng để cảnh báo về điều chỉnh, hoạch định các chính sách phát triển kinh tế xã hội bền vững trong khu vực. Các nước nằm trong Ủy ban Hợp tác sông Mê Kông cần phải hợp tác với nhau và tuân thủ thực hiện theo đúng qui định đã cam kết.
Tiến sĩ Dương Văn Ni, Đại học Cần Thơ cho hay: Việc xây dựng hệ thống đê bao ngăn lũ ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long là cần thiết để sản xuất các vụ lúa Hè thu và Thu đông. Đê bao chỉ là công cụ, phương tiện sản xuất nhưng vấn đề quan trọng là phải biết cách vận hành hệ thống đê bao như thế nào đạt được hiệu quả kinh tế - xã hội cao nhất và bền vững nhất.
Còn theo Tiến sĩ Trần Hữu Hiện, Vụ trưởng Vụ Kinh tế, Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ: Việc nên làm lúa vụ 3 (vụ Thu đông) hay không cần phải tùy thuộc vào từng giai đoạn lịch sử, từng hoàn cảnh, địa phương cụ thể và trong thời gian qua, việc làm đê bao ngăn lũ để sản xuất lúa vụ 3 là một thành công lớn của nhiều địa phương và cả nước. Tuy nhiên, trước những thách thức về nguồn nước, những tác động do biến đổi khí hậu cũng như xét về chiến lược phát triển bền vững thì cần phải cân, đong, đo đếm lại thật chu đáo trước khi triển khai làm đê bao để sản xuất lúa vụ 3...
Tại tọa đàm, vấn đề được các cơ quan thông tấn báo chí quan tâm đặt ra nhiều nhất cho các nhà khoa học, nhà quản lý đó là việc các nước thượng nguồn sông Mê Kông như: Trung Quốc, Lào, Thái Lan triển khai xây dựng các đập ngăn dòng chính và các nhánh sông Mê Kông làm thủy điện gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các quốc gia hạ nguồn, trong đó có khu vực đồng bằng sông Cửu Long thì tiếng nói của người dân, các nhà khoa học và các cơ quan chức năng của Việt Nam được thể hiện như thế nào. Vấn đề xây dựng hệ thống đê bao ngăn lũ triển khai rộng khắp ở các địa phương trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long cũng như hiệu quả và hệ lụy của các công trình thoát lũ ra biển Tây cần phải xem xét, đánh giá lại một cách chính xác để có những chính sách phát triển bền vững cho khu vực...
Theo Tiến sĩ Đào Trọng Tứ, Giám đốc Trung tâm Nước và Chống biến đổi khí hậu: Việc xây dựng các đập thủy điện của một số quốc gia ở thượng nguồn đã và đang diễn ra chưa được sự đồng ý của Ủy ban Hợp tác sông Mê Kông. Đồng bằng sông Cửu Long cần phải có tiếng nói mạnh mẽ hơn nữa, nhất là đối với các nhà khoa học và người dân bị ảnh hưởng để cảnh báo về điều chỉnh, hoạch định các chính sách phát triển kinh tế xã hội bền vững trong khu vực. Các nước nằm trong Ủy ban Hợp tác sông Mê Kông cần phải hợp tác với nhau và tuân thủ thực hiện theo đúng qui định đã cam kết.
Tiến sĩ Dương Văn Ni, Đại học Cần Thơ cho hay: Việc xây dựng hệ thống đê bao ngăn lũ ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long là cần thiết để sản xuất các vụ lúa Hè thu và Thu đông. Đê bao chỉ là công cụ, phương tiện sản xuất nhưng vấn đề quan trọng là phải biết cách vận hành hệ thống đê bao như thế nào đạt được hiệu quả kinh tế - xã hội cao nhất và bền vững nhất.
Còn theo Tiến sĩ Trần Hữu Hiện, Vụ trưởng Vụ Kinh tế, Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ: Việc nên làm lúa vụ 3 (vụ Thu đông) hay không cần phải tùy thuộc vào từng giai đoạn lịch sử, từng hoàn cảnh, địa phương cụ thể và trong thời gian qua, việc làm đê bao ngăn lũ để sản xuất lúa vụ 3 là một thành công lớn của nhiều địa phương và cả nước. Tuy nhiên, trước những thách thức về nguồn nước, những tác động do biến đổi khí hậu cũng như xét về chiến lược phát triển bền vững thì cần phải cân, đong, đo đếm lại thật chu đáo trước khi triển khai làm đê bao để sản xuất lúa vụ 3...
Ngọc Thiện(Tinmoitruong.vn)