VQG Phước Bình ở độ cao từ 300m đến gần 2000m so với mực nước biển, trên sườn Đông của Cao nguyên Đà Lạt. Là khu vực chuyển tiếp giữa 3 vùng: Đông Nam Bộ, Duyên Hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.
Theo các đánh giá của các nhà khoa học, VQG Phước Bình chứa đựng giá trị cao về cảnh quan thiên nhiên, đa dạng sinh học với nhiều loài động thực vật quý hiếm đang bị đe dọa ở cấp quốc gia và toàn cầu.
Về thực vật, đã phát hiện các loài Thông đà lạt Pinus dalatensis, Pơ mu Fokienia hodginsii, Thông lá dẹt Pinus krempfii, Cẩm lai Dalbergia olivieri, Giáng hương Pterocarpus macrocarpus, Gõ đỏ Afzelia xylocarpa…
Về động vật, đã ghi nhận được một số loài thú đang bị đe doạ trên toàn cầu như: Vượn má hung Hylobates gabriellae, Bò Tót Bos gaurus và Sơn dương Naemorhedus sumatraensis.
Vườn quốc gia Phước Bình được công nhận là một trong 63 vùng chim quan trọng tại Việt Nam (Tordoff 2002) và là một bộ phận của vùng Chim đặc hữu Cao Nguyên Đà Lạt (Stattersfield et al. 1998); là nơi có số lượng kiểu thảm thực vật đa dạng vào bậc nhất so với các khu rừng đặc dụng của Việt Nam (Nguyễn Quốc Dựng .2007).
Vườn quốc gia Phước Bình cùng với Vườn quốc gia Bi Duop – Núi Bà (tỉnh Lâm Đồng), Vườn quốc gia Chư Yang Sin (tỉnh Đăk Lắc), Khu bảo tồn thiên nhiên Hòn Bà (tỉnh Khánh Hòa) tạo thành một vùng rộng lớn liên tục khoảng 150.000ha, góp phần cho công tác bảo tồn Đa dạng Sinh học, các giá trị tự nhiên và giá trị văn hoá lịch sử của đồng bào các dân tộc trong khu vực (nơi đây đã từng là chiến khu trong 2 thời kỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ của Tây Nguyên và Nam Trung Bộ).
Mặt khác, khu rừng Bình Phước còn đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ vùng đầu nguồn sông Cái, là con sông lớn nhất tỉnh Ninh Thuận, cung cấp nguồn nước thuỷ lợi và nước sinh hoạt cho vùng hạ lưu, một trong những vùng khô hạn nhất Việt Nam.
Theo ghi nhận của Đỗ Tước năm 2007, khu hệ động vật có xương sống trên cạn ở VQG Phước Bình đã thống kê được 69 loài thú thuộc 27 họ, 10 bộ; 206 loài chim thuộc 50 họ, 14 bộ; 34 loài bò sát thuộc 12 họ, 3 bộ và 18 loài lưỡng cư thuộc 5 họ, 1 bộ.
Với tổng số 327 loài động vật có xương sống ở cạn, trong đó có 50 loài ghi trong sách đỏ Việt Nam và 29 loài ghi trong danh lục đỏ thế giới. Đặc biệt, theo đánh giá của chuyên gia động vật thì Vườn quốc gia có số lượng quần thể Bò Tót và Nai lớn nhất trong các khu rừng đặc dụng hiện nay. (Đỗ Tước. 2007)
Theo các đánh giá của các nhà khoa học, VQG Phước Bình chứa đựng giá trị cao về cảnh quan thiên nhiên, đa dạng sinh học với nhiều loài động thực vật quý hiếm đang bị đe dọa ở cấp quốc gia và toàn cầu.
Về thực vật, đã phát hiện các loài Thông đà lạt Pinus dalatensis, Pơ mu Fokienia hodginsii, Thông lá dẹt Pinus krempfii, Cẩm lai Dalbergia olivieri, Giáng hương Pterocarpus macrocarpus, Gõ đỏ Afzelia xylocarpa…
Về động vật, đã ghi nhận được một số loài thú đang bị đe doạ trên toàn cầu như: Vượn má hung Hylobates gabriellae, Bò Tót Bos gaurus và Sơn dương Naemorhedus sumatraensis.
Vườn quốc gia Phước Bình được công nhận là một trong 63 vùng chim quan trọng tại Việt Nam (Tordoff 2002) và là một bộ phận của vùng Chim đặc hữu Cao Nguyên Đà Lạt (Stattersfield et al. 1998); là nơi có số lượng kiểu thảm thực vật đa dạng vào bậc nhất so với các khu rừng đặc dụng của Việt Nam (Nguyễn Quốc Dựng .2007).
Vườn quốc gia Phước Bình - giá trị của tự nhiên |
Mặt khác, khu rừng Bình Phước còn đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ vùng đầu nguồn sông Cái, là con sông lớn nhất tỉnh Ninh Thuận, cung cấp nguồn nước thuỷ lợi và nước sinh hoạt cho vùng hạ lưu, một trong những vùng khô hạn nhất Việt Nam.
Theo ghi nhận của Đỗ Tước năm 2007, khu hệ động vật có xương sống trên cạn ở VQG Phước Bình đã thống kê được 69 loài thú thuộc 27 họ, 10 bộ; 206 loài chim thuộc 50 họ, 14 bộ; 34 loài bò sát thuộc 12 họ, 3 bộ và 18 loài lưỡng cư thuộc 5 họ, 1 bộ.
Với tổng số 327 loài động vật có xương sống ở cạn, trong đó có 50 loài ghi trong sách đỏ Việt Nam và 29 loài ghi trong danh lục đỏ thế giới. Đặc biệt, theo đánh giá của chuyên gia động vật thì Vườn quốc gia có số lượng quần thể Bò Tót và Nai lớn nhất trong các khu rừng đặc dụng hiện nay. (Đỗ Tước. 2007)
Thiên Kim (MOITRUONG.COM.VN